DANH MỤC

Muỗi và sức khỏe con người

Lượt xem: 4000 - Ngày:

CÔNG TY TNHH DTM VIỆT NAM - HIỆU QUẢ - AN TOÀN

  • Kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, có đầy đủ các chứng chỉ về an toàn
  • Bảo hành tối thiểu 1 năm không có mối
  • Chính sách về giá và chiết khấu cao
  • Gọi ngay:  0912 845 268 (Mr. Tánh)
  • Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Muỗi cái hút máu người và động vật bị bệnh sẽ mang theo virút và ký sinh truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.

    Nguồn thức ăn ưa thích.

    Cả muỗi đực lẫn muỗi cái đều là loài sống bằng mật hoa hay nhựa cây, nhưng con cái còn có khả năng hút máu. Chúng không cần máu để tồn tại mà cần máu để cung cấp dưỡng chất (protein và sắt), cần thiết cho sự phát triển của trứng. Trước khi hút máu, chúng tiêm vào vật chủ một chất có tác dụng gây tê. Muỗi thuộc loài Toxorhynchites không bao giờ hút máu. Chi này bao gồm phần lớn các loài muỗi hiện nay, ấu trùng của chúng chuyên ăn các ấu trùng của các loài muỗi khác.

    Đặc điểm giải phẫu

    Cơ thể muỗi bao gồm đầu, thân và bụng. Đầu có 2 mắt kép và vòi hút. Vòi dùng để hút máu của con mồi.  Trên phần đầu muỗi mắt chiếm phần lớn. Mỗi mắt gồm có nhiều thấu kính nhỏ tập hợp thành mắt kép. Cấu tạo này cho phép chúng có tầm nhìn rộng lớn, dễ dàng phát hiện sự chuyển động.

    Phần ngực có 1 đôi cánh mỏng và 1 đôi cánh cứng. Trên ngực cũng có các vệt thường dùng để nhận dạng muỗi.
    Phần bụng có thể căng to khi chúng hút máu con mồi. Trên bụng cũng có nhiều vệt dùng để nhận dạng muỗi.

    Vòng đời của muỗi.

    Vòng đời của muỗi thuộc loại Biến thái hoàn toàn, tức là trải qua đầy đủ các giai đoạn phát triển gồm : trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành.

    Trứng

    Muỗi đẻ trứng mỗi trứng 1 lần hoặc đẻ từng mảng với hàng trăm trứng trên mặt nước. Muỗi Anopheles  và muỗi Aedes không bao giờ đẻ trứng thành từng cụm, chúng đẻ trứng riêng rẽ. Muỗivà Anopheles đẻ trứng trên mặt nước trong khi muỗi Aedes đẻ trứng tại những nơi đất ẩm thấp nơi mà trước đó bị ngập lụt. Hầu hết trứng nở thành ấu trùng trong vòng 48 giờ. Một con muỗi cái có thể đẻ trứng mỗi đợt cách nhau 3 ngày nếu chúng có đủ lượng máu để cho trứng phát triển.

    Ấu trùng.

    Ấu trùng sau khi nở sống trong nước, thường ngoi lên mặt nước để thở. Giai đoạn đầu tiên của ấu trùng sau khi nở gọi là ấu trùng giai đoạn 1. Trong quá trình phát triển, chúng sẽ lột xác khoảng 4 lần, cơ thể sẽ to lớn hơn sau mỗi lần lột xác. Các giai đoạn tiếp theo của ấu trùng được gọi là ấu trùng giai đoạn 2, ấu trùng giai đoạn 3 ấu trùng giai đoạn 4.

    Hầu hết các ấu trùng đều dùng 1 ống đặc biệt nhô lên khỏi mặt nước để thở, cũng như giúp chúng nổi gần bề mặt nước. Muỗi Anopheles không có ống này và chúng thường nằm song song với bề mặt nước. Hầu hết ấu trùng muỗi thường ăn các vi sinh vật trong nước, một số loài thì lại ăn ấu trùng của các loài muỗi khác. Ấu trùng muỗi sống trong nước khoảng 7 – 14 ngày tùy theo nhiệt độ của nước.
    Ở lần lột xác cuối cùng, ấu trùng chuyển sang giai đoạn nhộng.

    Nhộng.

    Nhộng nhẹ hơn nước nên chúng nổi trên bề mặt nước. Chúng mất khoảng 2 ngày để chuyển đổi từ giai đoạn ấu trùng thành con muỗi trưởng thành. Vì nhộng không có miệng nên trong giai đoạn này, chúng không ăn gì cả.

    Muỗi trưởng thành

    Muỗi trưởng thành mới thoát ra khỏi vỏ nhộng sẽ đậu trên mặt nước trong khoảng thời gian ngắn để hong khô cơ thể, làm chúng trở nên cứng cáp hơn để chúng có thể bay. Muỗi thường đẻ trứng ở nơi nước đọng.
    Thường thì muỗi hay tập trung gần mặt đất và thường không di chuyển ra xa khỏi nơi chúng được sinh ra, nhưng đôi khi có thể bị gió đưa đi xa. Muỗi không phải là loài bay khỏe, tốc độ chỉ khoảng 1-2 km/giờ nên chỉ cần gió của quạt điện cũng hiệu quả tương tự như lưới ngăn muỗi.

    Thường chúng kiếm ăn vào lúc sáng sớm, buổi chiều tối, đôi khi vào ban đêm. Tránh né sức nóng ban ngày. Vào ban ngày, chúng thường tìm nơi mát mẻ để nghỉ. Chúng thường sống ở những nơi ao hồ, vũng nước đọng hay những nơi cỏ rậm rạp.

    Chỉ muỗi cái hút máu động vật để cung cấp dinh dưỡng cho trứng. Con đực thường không hút máu. Cả con đực và con cái đều sống dựa trên mật hoa và nhựa cây. Ở muỗi cái của hầu hết các loài, phần miệng có hình dáng như chiếc vòi để đâm qua da động vật (chim hay ngay cả da của loài bò sát, động vật lưỡng cư) để hút máu. Phần miệng của muỗi đực không thích hợp cho việc hút máu.

    Muỗi cái định vị con mồi để hút máu thông qua mùi. Chúng rất nhạy cảm với CO2 tỏa ra qua hơi thở, cũng như các chất có trong mồ hôi và mùi của cơ thể. Chúng có thể phát hiện ra mục tiêu ở khoảng cách vài chục mét. Một số người thu hút muỗi nhiều hơn những người khác. Muỗi cũng có thể phát hiện mục tiêu thông qua nhiệt do cơ thể tỏa ra nên chúng có thể dễ dàng phát hiện động vật máu nóng và chim.
    Muỗi đực có kích thước cơ thể nhỏ hơn muỗi cái.
    Muỗi và sức khỏe con người.
    Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Muỗi cái hút máu người và động vật bị bệnh sẽ mang theo virút và ký sinh truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.

    Người ta ước tính muỗi đã lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người hàng năm ở châu Phi, Nam Phi, trung Phi, Mexico và phần lớn châu Á gây ra cái chết cho hàng triệu người. Ở châu Âu, Nga, Greenland, Canada, Mỹ, Uc, New Zealand, Nhật và những nước phát triển khác, việc muỗi chích không còn là vấn đề lớn nhưng vẫn gây một vài trường hợp chết người hàng năm. Lịch sử ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh của muỗi được kiểm soát, muỗi gây ra hàng triệu cái chết trên khắp các châu lục và hàng triệu ca lây nhiễm. Người ta cũng chứng minh được rằng muỗi là trung gian lây truyền bệnh sốt vàng da và bệnh sốt rét từ người sang người đầu tiên ở Cuba sau đó lan sang kênh đào Panama vào đầu thập niên 1900. Hiện nay, nhiều loại bệnh cũng được lan truyền qua muỗi.

    Muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét. Trên thế giới, bệnh sốt rét hiện dẫn đầu trong số ca tử vong, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm theo thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật. Hầu hết các loài muỗi đều mang ký sinh trùng giun chỉ, loại ký sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể (phổ biến là bệnh chân voi) thông qua việc gây sưng phồng lớn một vài bộ phận trên cơ thể. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người đang sống tàn phế do ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Các bệnh do virút gây ra như sốt vàng da và dịch hạch được lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Aedes aegypti

    CÁC TIN LIÊN QUAN

    Hỗ trợ trực tuyến